VI EN

So sánh giường gỗ MFC và gỗ MDF loại nào tốt? Cách phân biệt

Cẩm nang Everon |  27/08/2021

Hiện nay, gỗ công nghiệp MFC và MDF được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế giường ngủ nói riêng và nội thất nói chung. Hai loại gỗ công nghiệp này thường có những tiêu chuẩn gần giống nhau nên khá khó phân biệt. Bài viết này của Everon sẽ giúp bạn so sánh và phân biệt cụ thể về 2 loại giường gỗ MFC và MDF 

Mẫu giường phản gỗ công nghiệp làm bằng gỗ công nghiệp MFC với nhiều điểm khác biệt so với giường gỗ MDF.

1. Gỗ MFC và gỗ MDF là gỗ gì?

1.1. Gỗ MFC là gì?

Cấu tạo giường gỗ MFC - Melamine Face Chipboard chuyên dùng cho thiết kế nội thất nhà ở và được ưa chuộng với nhiều ưu điểm.

Gỗ MFC được biết đến là loại gỗ dăm có lớp Melamine phủ lên bề mặt gỗ. Nhằm loại bỏ sự tấn công và gây hại của mối mọt, ẩm mốc. Gỗ được trải qua quy trình sản xuất kỹ lưỡng trước khi đến tay người tiêu dùng. 

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại gỗ MFC là: gỗ thường, gỗ chống ẩm và chống cháy. Gỗ sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật về màu sắc, vân gỗ, khả năng chịu lực. 

1.2. Gỗ MDF là gì?

Những mảnh gỗ MDF - Medium Density Fiberboard sử dụng trong không gian nhà ở hoặc nơi có độ ẩm.

Đây là loại gỗ ván sợi phổ biến và có mật độ trung bình, được sử dụng cho những món đồ nội thất nhà ở, văn phòng... Gỗ có nhiều màu và độ dày khác nhau, khắc phục được những hạn chế của gỗ tự nhiên. Sản phẩm có bề mặt được ép Laminate, Melamine.

2. Cách phân biệt gỗ MFC và gỗ MDF

Phân biệt gỗ MFC và gỗ MDF dễ dàng qua những đặc điểm riêng theo quy trình sản xuất, cấu tạo và giá thành sản phẩm.

2.1. Quy trình sản xuất gỗ 

Xét về quy trình sản xuất thì thì gỗ MFC sẽ thực hiện 1 quy trình với 10 bước cơ bản, còn gỗ MDF có 2 quy trình là khô và ướt. Quy trình sản xuất cụ thể sẽ được thể hiện qua bảng sau: 

Gỗ MFC

Gỗ MDF

- Bước 1: Tạo dăm gỗ nhỏ bằng máy băm gỗ

- Bước 2: Tiến hành sấy gỗ theo nhiệt độ thích hợp đã được quy định

- Bước 3: Căn cứ vào kích thước sẽ tiến hành lọc và phân loại dăm

- Bước 4: Dùng các chất kết dính để trộn dăm gỗ lại

- Bước 5: Căn cứ vào mật độ gỗ và độ dày để tạo hình cho gỗ

- Bước 6: Tiến hành ép dăm gỗ sơ bộ

- Bước 7: Bắt đầu cắt gỗ theo những kích thước đạt chuẩn

- Bước 8: Chỉnh áp suất và nhiệt độ cao để tiếp tục ép cố định dăm gỗ

- Bước 9: Tiến hành xén các cạnh và làm sạch các lỗi của cạnh để sản phẩm gỗ được đẹp hơn

- Bước 10: Tiến hành công đoạn mài nhẵn bề mặt gỗ được láng

- Bước 11: Kiểm tra lại toàn bộ quá trình gia công và hoàn thiện sản phẩm gỗ.

I. Quy trình sản xuất khô:

- Bước 1: Nghiền gỗ thành bột gỗ

- Bước 2: Dùng keo và các chất phụ gia để tiến hành trộn bột gỗ thành sợi

- Bước 3: Sử dụng máy rải để rải bột sợi, thành 2 - 3 tầng tùy vào khổ máy

- Bước 4: Tiến hành ép bột sợi với 2 công đoạn: ép sơ bộ nhằm nén các tầng ván lại và ép toàn bộ các tầng gắn chặt lại chắc chắn

- Bước 5: Tiến hành cắt thành các khổ có kích thước khác nhau và bo biên cho đẹp 

- Bước 6: Xử lý bề mặt kỹ lưỡng

- Bước 7: Phân loại gỗ.

II. Quy trình sản xuất ướt

- Bước 1: Nghiền nát gỗ thành bột 

- Bước 2: Tiến hành phun nước lên bột gỗ để vón thành vẩy gỗ

- Bước 3: Dùng mâm ép để bỏ vẩy gỗ vào ép sơ bộ tạo thành ván 

- Bước 4: Tiến hành nén chặt 2 mặt ván sơ bằng cách cán hơi nhiệt

- Bước 5: Thực hiện cắt ván theo kích thước tiêu chuẩn khác nhau và bo cạnh ván gỗ

- Bước 6: Xử lý, chà nhám bề mặt gỗ

- Bước 7: Phân loại theo kích thước và hoàn thiện.

2.2. Cấu tạo gỗ

Cả 2 loại gỗ này đều có cấu tạo từ tự nhiên nhưng xét về thành phần và nguyên liệu cấu tạo thì có sự khác nhau cơ bản, chẳng hạn như:

Loại gỗ

Thành phần

Nguyên liệu chính

Gỗ MFC

- Ván dăm

- Giấy trang trí được nhúng keo - Melamine

Dăm gỗ của cây bạch đàn, keo, cao su... được băm ra và sấy khô theo quy trình sản xuất chặt chẽ

Gỗ MDF

- Bột gỗ tạo thành sợi

- Chất kết dính

- Các chất phụ gia khác

Từ mảnh vụn của gỗ, vỏ bào, dăm gỗ, nhánh cây, mùn cưa... sau khi nghiền nát và trải qua quy trình sản xuất kết dính thành gỗ 

2.3. Giá bán gỗ 

Xét về giá bán thì gỗ MFC có giá thành thấp hơn gỗ MDF. Tuy nhiên, giá bán của hai loại gỗ này không chênh lệch quá nhiều. Sự khác biệt về giá bán có thể tùy vào bề mặt phủ, thiết kế và kích thước gỗ. 

3. So sánh ưu, nhược điểm gỗ MFC và gỗ MDF

Gỗ MFC và gỗ MDF có những ưu và nhược điểm khác nhau 

Để dễ dàng nhận ra ưu và nhược điểm của 2 loại gỗ này bạn có thể xem bảng dưới đây:

Đánh giá

Gỗ MFC

Gỗ MDF

Ưu điểm

- Có độ bền tốt, đảm bảo sự cứng rắn

- Khả năng chịu nhiệt, chống trầy, va đập và chống thấm  tốt nhờ bề mặt Melamine phủ trên gỗ 

- Dễ dàng lau chùi

- Chống lại sự tấn công của mối mọt hiệu quả

- Thời gian thi công nhanh chóng

- Gỗ có mức giá hợp lý

- Chống cong vênh tốt hơn gỗ tự nhiên

- Khả năng chịu lực tốt, 

- Đa dạng màu sắc, có độ bám sơn tốt, đảm bảo thẩm mỹ cho sản phẩm

- Thích hợp với nhiều phong cách nội thất

- Khả năng cách âm tốt

- Gỗ có giá bán trung bình, nhưng cao hơn gỗ MFC

- Chống nứt nẻ, biến dạng dưới sự tác động của môi trường

Nhược điểm

- Cách âm kém hơn loại gỗ khác

- Ván dăm khi gia công không kỹ rất dễ mất thẩm mỹ

- Các chất kết dính gỗ MFC sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe nếu dùng lượng quá cao

- Chịu lực kém, nhất là lực thẳng đứng

- Các chất kết dính gỗ MDF sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe nếu dùng lượng quá cao

4. Giường ngủ làm từ gỗ MFC và gỗ MDF loại nào tốt hơn?

Thiết kế giường ngủ bằng gỗ công nghiệp 

Từ những phân tích trên có thể thấy, giường ngủ làm bằng gỗ MFC và gỗ MDF có giá trị sử dụng gần như nhau và khắc phục được hạn chế bị mối mọt của một số gỗ tự nhiên. 

Tuy nhiên, để lựa chọn giường ngủ, chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng gỗ công nghiệp MFC. Vì gỗ có độ bền tốt và khả năng chịu lực, đặc biệt là lực thẳng đứng tốt hơn gỗ MDF, đảm bảo sự chắc chắn và êm ái khi ngủ. 

Khi sử dụng giường gỗ MFC phòng ngủ sẽ sang trọng hơn, thích hợp cho nhiều phong cách, đặc biệt thể hiện rõ sự năng động và trẻ trung. 

5. Một số mẫu giường ngủ gỗ công nghiệp MFC 

Nếu bạn cần tìm mẫu giường gỗ công nghiệp MFC đẹp thì sau đây sẽ là những mẫu gợi ý dành cho bạn. 

Mẫu 1: Giường gỗ MFC cho không gian phòng ngủ hiện đại, đảm bảo rộng rãi và dễ chịu khi ngủ.

Mẫu 2: Giường ngủ MFC có màu sắc ấm áp và dễ chịu

Mẫu 3: Thiết kế giường ngủ MFC đơn giản, có độ bền cao 

Mẫu 4: Thiết kế giường ngủ MFC màu trắng nhã nhặn, cho không gian phòng ngủ thư giãn.

Mẫu 5: Giường ngủ thích hợp cho phong cách phòng ngủ hiện đại với màu sắc cuốn hút.

Mẫu 6: Thiết kế giường ngủ gỗ ép MFC tích hợp thêm hộc tủ đựng đồ gọn gàng, đảm bảo không gian đầy đủ tiện nghi.

Mẫu 7: Giường ngủ bằng gỗ công nghiệp chắc chắn, chịu lực tốt

Mẫu 8: Giường ngủ MFC thông minh, kết hợp hộc tủ và kệ có 3 ngăn dưới chân giường để trang trí và đựng đồ.

 

Mẫu 9: Giường gỗ công nghiệp 1m8 MFC có màu sắc nhẹ nhàng cho không gian ngủ thoải mái và tinh tế.

Mẫu 10: Giường ngủ MFC có đầu giường bọc da sang trọng, với kiểu dáng thiết kế độc đáo, tiện nghi.

Với những thông tin chia sẻ vừa rồi, chúng tôi hy vọng bạn đã có thể dễ dàng phân biệt được gỗ MFC và gỗ MDF theo những tiêu chí nhất định. Đồng thời, bài viết của Everon.com đã giúp bạn đánh giá sơ bộ về ưu và nhược điểm của 2 loại gỗ này để chọn lựa được loại giường ngủ chất lượng và phù hợp nhất cho gia đình của mình.


0 bình luận

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.06692 sec| 2704.172 kb