VI EN

Cấu tạo cơ bản của giường ngủ? Chất liệu giường ngủ tốt nhất?

Cẩm nang Everon |  26/08/2021

Giường ngủ là món nội thất vô cùng quan trọng và có tính chất quyết định tới chất lượng giấc ngủ của bạn. Tuy nhiên, bạn đã biết cấu tạo giường ngủ thông dụng gồm các bộ phận nào? Các chất liệu làm giường ngủ tốt nhất? Cùng Everon tìm hiểu các thông tin cơ bản của giường ngủ trong bài viết sau đây!

Một trong những mẫu giường ngủ hiện đại phổ biến nhất hiện nay.

Cấu tạo giường ngủ thông dụng gồm các bộ phận nào?

1. Khung giường

Khung giường là bộ phận cốt lõi, tiếp xúc trực tiếp với tất cả các bộ phận khác của chiếc giường, giúp chống đỡ, giữ được kết cấu thiết kế trước các tác động từ bên ngoài. 

Phần khung cần được làm chắc chắn, thường bằng gỗ tự nhiên, gỗ nhân tạo hay sắt. Kích thước tổng thể của giường ngủ được tính theo kích thước phía bên trong với chiều rộng x dài khoảng 1m6 x 2m; 1m8 x 2m; 2m x 2m2; 1m22 x 2m… Đây cũng là kích thước phù hợp với các số đo của đệm giường phổ biến hiện nay.

Khung giường ngủ được làm bằng gỗ công nghiệp

2. Thành giường

Thành giường là tấm gia cố xung quanh giường, được lắp khít vào phần khung, có tác dụng nâng cao khả năng chịu lực, liên kết chiều dài cho giường thêm chắc chắn.

Thành giường cũng thường được trang trí, hay điêu khắc các hoa văn, họa tiết lên trên. Nếu xét trên mức độ đóng góp hình ảnh, vẻ đẹp thì bộ phận này là một trong các bộ phận góp phần cho vẻ đẹp của mẫu giường.

3. Đầu giường

Đầu giường là phần có vị trí nằm trên gối ngủ, là một tấm vật liệu lớn, được trang trí, chạm trổ, cắt gọt công phu để tăng thêm tính thẩm mỹ. Với nhiều mẫu giường ngủ hiện nay, phần đầu giường thường được tích hợp thêm các tính năng như tủ sách, tủ trang trí...

4. Chân giường

Chân giường là phần chi tiết được gắn trực tiếp với khung giường, giúp giữ thăng bằng, nâng đỡ giường cao hơn, tránh tiếp xúc với mặt đất. Hiện nay có một số mẫu giường cách điệu thì phần chân được làm bằng khối gỗ dài, chân thấp hoặc không chân.

Mẫu diện tích giường ngủ chuẩn phong thủy

Tuy nhiên đối với nhà cấp 4 hoặc các không gian thấp thì chân giường là chi tiết quan trọng không kém trong cấu tạo giường ngủ, đây là bộ phận này không thể không có. Nhiệm vụ của chân giường là giữ thăng bằng cho giường. Một chiếc giường ngủ thường có 4 chiếc chân giường và thường được gắn vào 4 góc giường.

5. Vạt giường (mặt giường, phản giường)

Đây là tấm phản đỡ các vật nặng trên giường có hình chữ nhật, mặt giường hay còn gọi là phản giường có dạng 2 tấm gỗ lớn hoặc những tấm được đan bởi các thanh gỗ.

Vạt giường hay còn được gọi là mặt giường, phản giường, là phần tiếp xúc với chiếu hay nệm, được thiết kế thành dạng vạt nan hay vạt phản (tấm nguyên khối), giúp nâng đỡ các vật bên trên, tạo diện tích rộng rãi, bằng phẳng.

Cấu tạo giường ngủ thông minh và chức năng, ưu điểm

1. Cấu tạo chi tiết của giường ngủ thông minh

Một chiếc giường ngủ thông minh gồm có các bộ phận chính cơ bản như sau:

Mặt giường ngủ

Mặt giường ngủ thông minh được thiết kế dạng phẳng, gấp dọc hoặc ngang tùy mỗi loại, được sản xuất bằng gỗ công nghiệp để tránh bị cong vênh khi thực hiện thao tác gấp lên xuống thường xuyên và giảm thiểu tối đa trọng lượng.

Thang giường ngủ

Thang giường là phần nằm dưới mặt giường, được làm từ những thanh gỗ dày dặn, chắc chắn ghép lại với nhau thành một bộ khung với các thanh chắn ngang. Khi thi công cần phải tính toán chính xác số liệu về thang giường để chịu được lực đủ lớn, đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng.

Dát giường (vạt giường)

Dát giường là phần gỗ mỏng được phủ lên thang giường, tạo ra một mặt phẳng, nằm ngay dưới phần nệm, có tác dụng nâng đỡ và hỗ trợ chịu lực, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của bạn.

Dát giường nan cong thông minh có kích thước tiêu chuẩn 1,6m2m.

Vai giường

Vai giường là bộ phận có những thanh gỗ nằm song song ở hai bên theo chiều dọc của giường, nằm lọt giữa đầu và đuôi giường. 

Vì vai giường là phần chịu sức nặng nhất của chiếc giường, là phần trụ để lắp thang giường, đặt vạt giường và nệm lên trên để nằm nên thường được làm bằng chất liệu gỗ tự nhiên để đảm bảo được độ chắc chắn.

Chân giường

Chân giường thông minh có vai trò làm trụ đỡ khi mặt giường được đặt xuống, thường được làm từ chất liệu gỗ hoặc kim loại như sắt.

Đầu giường

Đầu giường ngủ thông minh là khoảng không phía bên trong giường, được làm thành những hộc tủ để cất giữ đồ đạc vô cùng tiện lợi, giúp tiết kiệm thêm diện tích cho căn phòng.

Mẫu giường ngủ thông minh có đầu giường dạng hộc để chứa đồ và nệm cao su non 20cm

Hệ thống trợ lực của giường ngủ thông minh

Hệ thống trợ lực là một bộ phận rất quan trọng của những chiếc giường ngủ thông minh, được làm bằng hệ thống lò xo hay piston, giảm thiểu lực lúc nâng hạ mặt giường, giúp người dùng cảm thấy dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng.

Hồi giường ngủ thông minh

Phần nằm dựng đứng hai bên của giường ngủ thông minh, là khung định hình và trụ cho mặt giường ngủ hoạt động được gọi là hồi giường. Ở hai bên hồi giường cũng được lắp đặt hệ thống trợ lực, kết nối trụ giữ với mặt giường xoay.

Nóc giường

Bộ phận nằm ngang trên cùng của giường ngủ thông minh được gọi là nóc giường, có vai trò cố định khung giường. Nóc giường được thiết kế sao cho khi gập mặt giường có thể cố định chúng thẳng đứng.

2. Chức năng, ưu điểm của giường ngủ thông minh

Giường ngủ thông minh có rất nhiều loại như giường ngủ gấp ngang, giường ngủ kết hợp với tủ, giường ngủ kết hợp với bàn làm việc, giường ngủ kết hợp sofa,... nhưng đều đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, đem đến sự thẩm mỹ, tiện lợi và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Những chất liệu làm giường ngủ chất lượng và tốt nhất hiện nay

1. Giường ngủ bằng gỗ tự nhiên

Sử dụng gỗ tự nhiên để thiết kế giường ngủ sẽ đem đến cho bạn sự chắc chắn, an toàn, tuổi thọ của giường cao. Ngoài ra, giường ngủ bằng gỗ tự nhiên có thể chạm trổ, điêu khắc nhiều kiểu kết hợp cùng các vân gỗ tạo nên sự sang trọng cho căn phòng. Tuy nhiên, sử dụng gỗ tự nhiên thì chi phí cao về vật liệu lẫn gia công.

Giường ngủ sang trọng được làm từ gỗ óc chó

2. Giường ngủ bằng gỗ công nghiệp

Giường ngủ làm bằng gỗ công nghiệp rất được ưa chuộng do việc thi công và lắp đặt nhanh chóng, mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc đa dạng, hiện đại. 

Loại giường này cũng có giá thành thấp hơn nhiều so với gỗ tự nhiên, phù hợp cho những gia đình muốn tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm của loại giường này là độ bền không cao như gỗ tự nhiên, chỉ khoảng từ 5 - 7 năm.

Kiểu giường ngủ thông minh được làm bằng chất liệu gỗ công nghiệp

3. Giường ngủ được bọc da, vải

Giường ngủ bọc da, vải sử dụng gỗ hoặc sắt để làm khung giường. Kiểu giường này được du nhập từ châu Âu, có phong cách mới là, mang lại sự ấm cúng, cảm giác mềm mại, thoải mái khi sử dụng. Dù vậy, nó khá là đắt đỏ, khó vệ sinh, dễ bị bong tróc, trầy xước, hư hỏng bề mặt nên ít được sử dụng.

Mẫu giường ngủ bọc da khung sắt với màu sắc nhã nhặn, thanh lịch và đẳng cấp.

4. Giường ngủ bằng sắt

Giường ngủ bằng sắt hiện nay đã có nhiều kiểu dáng, mẫu mã nghệ thuật, giá cả phải chăng, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế nội thất khác nhau. Khi làm bằng sắt, để tránh bị gỉ sét, bong tróc, sần sùi thì cần được gia công kỹ lưỡng thêm nhiều lớp bảo vệ.

Giường ngủ bằng sắt nghệ thuật mang đến một vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh mảnh, dễ chịu.

Các kích thước tiêu chuẩn của giường ngủ hiện nay

1. Kích thước của giường ngủ đơn

Đối với loại giường đơn lắp ghép có kích thước nhỏ gọn cho một người lớn hoặc trẻ em nằm thì có chiều rộng khoảng từ 0,8 đến 1,4m và chiều dài khoảng 1,6m (cho trẻ em) hay 1,9m, 2m... Kích thước giường đơn tiêu chuẩn là 1,2m1,9m.

Giường ngủ đơn với kích thước tiêu chuẩn 1,2m 1,9m

2. Kích thước tiêu chuẩn của giường đôi

Giường đôi là loại giường được sử dụng phổ biến nhất, dành cho nhiều đối tượng khác nhau, có chiều rộng khoảng từ 1,4m đến 2,2m và chiều dài khoảng 2m. 

Kích thước phổ biến của loại giường này là 1,8m2m được gọi là King size. Ngoài ra còn có giường đôi có kích thước 1,6m2m (Queen size) và 2m2m hay 2,2m2m (Super king size).

Mẫu giường ngủ đôi King size

3. Kích thước giường ngủ 2 tầng

Giường ngủ 2 tầng được sử dụng cho những phòng ngủ trẻ em, ký túc xá hay phòng trọ, thường có chiều rộng khoảng từ 1m đến 1,1m; chiều dài khoảng từ 1,9m đến 2,5m; chiều cao khoảng từ 1,65m đến 1,8m và phải đảm bảo khoảng cách hợp lý giữa 2 tầng.

Giường ngủ hai tầng màu trắng bằng sắt có kích thước rộng 1,1m, dài 2m và cao 1,65m.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về cấu tạo, chất liệu và kích thước của các loại giường ngủ thông dụng hiện nay. Everon.com hy vọng bài viết này đã giúp bạn có những thông tin hữu ích để chọn giường ngủ phù hợp nhất với gia đình.


0 bình luận

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.06819 sec| 2704.195 kb