VI EN

Vải đũi là gì? Đặc tính và các ứng dụng cần biết của vải đũi

Cẩm nang Everon |  17/09/2021

Một trong những loại vải được người tiêu dùng quan tâm hiện nay là vải đũi. Vậy vải đũi là gì? Có nên sử dụng vải đũi hay không, cùng Everon tìm hiểu trong bài viết sau.

Vải đũi là gì? Vải đũi là chất liệu vải đang dần được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc. Nhờ vào chất vải mát mẻ, do đó được rất nhiều người ưa chuộng đặc biệt là vào những ngày hè nóng bức. Cùng Everon tìm hiểu những đặc điểm và quy trình sản xuất vải đũi qua bài viết dưới đây.

Vải đũi là gì, bạn đã biết?

I. Vải đũi là gì?

Vải đũi thực chất là 1 loại lụa tơ tằm và có tên gọi khác là vải lanh (do được dệt bằng sợi lanh). Vải lanh thường được nhuộm bằng trái mặc nưa nên tạo ra chất liệu vải tự nhiên và mộc mạc tạo nên các sản phẩm giúp người mặc sang trọng, trẻ trung, khí chất và tinh tế.

Vải đũi thường có bề mặt thô ráp, vải có trọng lượng nhẹ, chất vải khá xốp và được làm từ sợi đũi. Sợi đũi là phần thừa ra từ quá trình ươm tơ hay còn được gọi là phế liệu tơ tằm. Như vậy, vải đũi thực chất là một loại lụa tơ tằm và nó còn có một tên gọi khác là vải lanh. Vải đũi gần giống với vải thô và vải bố nhưng chất vải mềm mịn hơn nhiều. 

II. Quy trình sản xuất ra vải đũi

- Bước 1: Nấu sợi đũi

Vải đũi được dệt trực tiếp từ đũi tằm (sợi đũi) hay còn được gọi là lụa thô. Sợi đũi được tạo nên từ kén của tằm, giống như lụa nhưng sợi đũi sẽ to hơn. Để có được sợi đũi bạn cần phải nấu kén tằm cho kỹ để kén mềm ra.

- Bước 2: Kéo thành sợi

Sau khi kén mền ra, người thợ sẽ dùng tay để kéo những sợi kén trong một chậu nước. Công đoạn kéo sợi được làm hoàn toàn bằng thủ công và còn được gọi là kéo củi. Kéo củi được xem là công đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất vải đũi.

- Bước 3: Phơi sợi

Sau khi kéo thành sợi xong, những sợi đũi sẽ được guồng lại và đem đi phơi khô. Cần phải phơi khô sợi đũi hoàn toàn để sợi đũi không bị ẩm mốc sau đó mang sợi vào để tiến hành dệt vải.

- Bước 4: Dệt vải

Để dệt thành vải đũi, người thợ phải dùng vun đũi để dệt. Vải đũi có thể được sử dụng để may quần áo, khăn choàng hay rèm cửa, ga giường...

II. Các đặc điểm nổi bật của vải đũi

1. Vải đũi tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái

Khi mặc các sản phẩm từ vải đũi, bạn sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu bởi trọng lượng vải khá nhẹ, chất vải mềm mịn, êm ái. Vải đũi không tích điện vì vậy không bám dính vào cơ thể như vải bố hay các loại vải thô khác.

2. Chất liệu thông thoáng mát mẻ

Vải đũi có chất liệu 100% từ thiên nhiên, có khả năng thấm hút tốt vì vậy có tác dụng giải nhiệt. Chất vải mỏng mang lại sự mát mẻ đặc biệt là vào những ngày hè nóng nực.

3. Thành phần vải hoàn toàn tự nhiên

Vải đũi được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên nên rất an toàn cho da, không ảnh hưởng đến sức khỏe.

4. Sản phẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng

Các sản phẩm được làm từ vải đũi rất đa dạng các mẫu mã và màu sắc để bạn có thể dễ dàng lựa chọn và có nhiều các phương án thay thế cho lựa chọn ban đầu.

IV. Các loại vải đũi phổ biến trên thị trường

1. Vải đũi thô

Vải đũi thô có tuổi thọ khá cao, bề mặt trơn phẳng. Vải đũi thô thường được sử dụng để may các loại trang phục như quần shorts, áo sơ mi, chân váy...

2. Vải đũi xước

Vải đũi xước có bề mặt vải mềm mịn, thoáng mát, chất vải dày dặn hơn vải đũi thô. Vải đũi xước thường được sử dụng để may áo sơ mi hoặc áo dài.

3. Vải đũi thêu hoa

Là loại vải đũi được thêu thêm những bông hoa có chất liệu dày dặn, mật độ sợi đũi khá dày. Vải có tính thẩm mỹ cao vì vậy có thể thiết kế nhiều loại trang phục khác nhau phù hợp với mọi hoàn cảnh.

4. Một số loại vải đũi khác

Ngoài 3 loại vải đũi chính thì trên thị trường còn có các loại vải đũi khác như: vải đũi thái, vải đũi cotton, vải đũi chun...

V. Ưu và nhược điểm của vải đũi

1. Ưu điểm của vải đũi 

- Chất vải mềm mịn, thoáng mát nhờ kết cấu có nhiều khoảng hở, không khí có thể dễ dàng luồng vào, hạn chế tình trạng khó chịu, nóng bức.

- Vải đũi không tích điện giúp bạn an tâm khi khoác lên mình những bộ trang phục bằng vải đũi vào mùa đông.

- Sản phẩm cực kỳ an toàn với sức khỏe vì chất liệu được làm từ 100% nguyên liệu tự nhiên, phù hợp cho tất cả mọi người kể cả người có làn da mẫn cảm.

- Sản phẩm thân thiện với môi trường ngay từ khâu bắt đầu sản xuất đến khâu thành phẩm. Quy trình sản xuất hoàn toàn bằng thủ công, sợi đũi được làm từ trái mặc nưa, vì vậy không gây ô nhiễm môi trường.

- Hiệu ứng co nhăn đặc biệt: Không giống như nhiều loại vải khác, vải đũi có khả năng co nhăn, tức là sau khi giặt và phơi khô, các vết nhăn trên trang phục sẽ dần co lại và biến mất.

Bộ chăn ga gối được làm từ vải đũi phù hợp với nhiều độ tuổi.

2. Nhược điểm của vải đũi

Vải đũi rất dễ nhăn vì vậy trong quá trình sử dụng và bảo quản bạn cần phải chú ý. Hiệu ứng co nhăn là một ưu điểm của vải đũi, tuy nhiên nếu không biết ưu điểm này bạn có thể sẽ làm cho vải nhăn nhiều hơn. Đây cũng được xem là điểm trừ khiến cho nhiều người lo ngại khi sử dụng trang phục từ vải đũi.

VI. Ứng dụng của vải đũi trong đời sống

Với nhiều ưu điểm như: mỏng nhẹ, mát mẻ, sang trọng và trẻ trung thì vải đũi được ứng dụng rất rộng rãi trong ngành thời trang may mặc đặc biệt là các sản phẩm vào mùa hè. 

Bạn có thể kể đến các sản phẩm từ vải đũi như: váy, đầm, áo sơ mi, áo dài… Nhờ vào vẻ đẹp mộc mạc nhưng lịch thiệp mà các sản phẩm vải đũi đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của giới trẻ đặc biệt là những cô nàng công sở.

Ngoài ra, vải đũi khi các hợp với các chất liệu khác như cotton cũng sẽ tạo ra được những bộ sản phẩm chăn ga gối đẹp mắt, sang trọng mang lại giấc ngủ ngon và sâu cho người dùng.

VII. Một số lưu ý khi mua và sử dụng chất liệu vải đũi

1. Khi mua vải đũi

Khi mua vải đũi bạn cần chú ý đến giá thành sản phẩm. Thông thường vải đũi có giá giao động từ 100.000 - 250.000 VNĐ/mét. Đối với các thành phẩm như váy, áo sơ mi... thì sẽ có giá từ 200. 000 - 500.000 tùy vào mẫu thiết kế.

2. Cách nhận biết vải đũi

- Khi chạm vào vải đũi bạn sẽ thấy vải có độ nhám vừa phải, độ thô cũng dễ dàng cảm nhận bằng đầu ngón tay.

- Khi vò, vải sẽ xuất hiện các nếp nhăn và rất khó để có thể phẳng lại.

- Vải không có khả năng co giãn. 

- Khi đốt, vải đũi sẽ bắt lửa, có khói trắng sau đó cuộn lại thành than.

VIII. Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản vải đũi

Bởi vì vải đũi được làm từ nguyên liệu thiên nhiên, vì vậy khi khi giặt sản phẩm bạn cần chú ý không vò mạnh, tuyệt đối không được giặt vải đũi với máy giặt sẽ làm vải bị xô và đứt chỉ đường may do vải không có khả năng co dãn. 

Nếu trong trường hợp gấp cần phải giặt với máy giặt thì bạn cần cho sản phẩm vào túi giặt chuyên dụng để không làm ảnh hưởng đến chất vải. Ngoài ra, bạn cần chú ý:

- Không phơi trang phục trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

- Không giặt sản phẩm bằng nước nóng hay ngâm trong nước nóng.

- Không dùng chất giặt tẩy mạnh.

- Vải đũi khá mỏng và không co dãn, vì vậy bạn cần hạn chế tham gia các hoạt động thể thao.

- Luôn giữ cho trang phục luôn được phẳng.

Bộ chăn ga gối cotton đũi 2 lớp rất thích hợp vào mùa hè.

Qua bài viết trên, Everon.com hy vọng sẽ giúp bạn có được các thông tin hữu ích về vải đũi giúp bạn lựa chọn được những sản phẩm bằng vải đũi phù hợp và ưng ý nhất với gia đình của mình.

> Xem thêm:

✅ Đặc điểm các bộ chăn ga vải đũi - Ưu & nhược điểm cần biết!

✅ Vải phi lụa là gì? Phân biệt vải phi lụa và vải lụa satin


0 bình luận

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.06804 sec| 2700.453 kb