Vải jeans là gì? Các loại vải jeans và ưu, nhược điểm

Cẩm nang 17/09/2021
Vải jeans là gì? Các loại vải jeans và ưu, nhược điểm

Vải jeans được rất nhiều bạn trẻ yêu thích bởi sự trẻ trung, năng động, mang đến phong cách thời trang cá tính và ấn tượng. Kể từ khi xuất hiện đến nay, vải Jean vẫn luôn tạo được một sức hút ấn tượng đối với các tín đồ thời trang. Cùng Everon khám phá ngay ưu, nhược điểm và những điều thú vị ở loại vải này.

1. Chất liệu vải jeans là gì?

Vải jeans còn được biết đến với cái tên là vải bò, được sản xuất từ chất liệu cotton Duck và bông thô, mang đến sự trẻ trung và năng động. Loại vải này được dệt từ 2 sợi xanh chàm (1 sợi có chất liệu là Cotton Duck và sợi còn lại là bông thô), có màu xanh đặc trưng.

2. Nguồn gốc ra đời của vải jeans

Chiếc quần jeans đầu tiên được ra đời vào năm 1873 tại California, cha đẻ của loại vải jeans này chính là Leob Strauss. Ban đầu vải jeans khá thô và rất khó rách, nhưng sau đó các nhà sản xuất đã thêm vải denim vào nhằm giúp vải jeans mềm mại hơn.

Bởi vì những chiếc túi của quần jeans rất dễ rách nên người thợ may Jacob Davis đã giúp Leob Strauss thay đổi thiết kế bằng cách tán đinh cố định chiếc túi lại. Sau đó quần jeans còn được biết đến với cái tên là 5-pocket (nghĩa là 5 chiếc túi).

Vào thế kỷ XX, những chiếc quần jeans ngày càng được sử dụng phổ biến hơn và được xem là biểu tượng của sự nổi loạn, cá tính. Sau đó ngày càng có nhiều mẫu quần jeans ra đời với đa dạng mẫu mã, màu sắc và kiểu dáng nhằm đáp ứng nhu cầu của tất cả khách hàng.

3. Quy trình sản xuất vải jeans

- Bước 1: Cán bông

Người nông dân sẽ thu hoạch những quả bông rồi đóng thành kiện, sau đó đưa đến xưởng sản xuất tách thành búi. Tiếp đến sẽ làm sạch bông rồi đưa vào máy kéo sợi, khi đó các sợi bông sẽ xoắn lại, lúc này bạn có thể mang bông đi nhuộm màu hoặc giữ nguyên. 

- Bước 2: Sản xuất vải

Sợi bông tiếp tục được nhúng qua lớp keo mỏng nhằm tăng cường độ bền và độ cứng cho sản phẩm. Sau đó sợi bông sẽ được dệt để tạo thành tấm vải jeans cỡ lớn (được loại bỏ chỉ thừa, xơ vải giúp duy trì mặt phẳng cho vải).

Tiếp theo những tấm vải jeans sẽ được cắt, may thành các mẫu quần áo, phụ kiện thời trang...

4. Phân loại các chất liệu vải jeans

Để phân loại các chất liệu vải jeans người ta sẽ dựa vào thành phần vải và độ co giãn. Vải jeans được chia làm 4 loại cơ bản, gồm vải jeans thun, jeans cotton, jeans cotton pha poly và jeans tái chế.

- Jeans thun: Loại vải này có chứa 98-99% cotton và còn lại là vải spandex (vải thun), có giá thành cao nhất trong 4 loại.

- Jeans cotton: Có thành phần là 100% cotton, dễ nhăn và có độ co giãn kém hơn vải Jeans thun nên có giá thành rẻ hơn.

- Jeans cotton pha poly: Bao gồm các thành phần như sợi cotton, poly và vải thun, chất liệu poly càng cao thì vải càng ít nhăn.

- Jeans tái chế: Loại vải này thường được pha thêm poly theo tỉ lệ 35% hoặc 65%, có đặc điểm thô ráp, đây là loại có giá thành rẻ nhất trong 4 loại.

Ngoài ra, dựa vào độ co giãn vải jeans được chia thành 2 loại: jeans cotton và skinny jeans.

- Jeans cotton: là chất liệu được kết hợp giữa chất liệu cotton và Jeans, có độ co giãn khá kém, có dáng ống lớn.

- Skinny jeans: Có độ co giãn tốt hơn jeans cotton, thường có dáng quần thẳng đứng, ống nhỏ, thường ôm sát cơ thể giúp tôn dáng người mặc.

5. Ưu và nhược điểm của chất liệu vải jeans

5.1. Ưu điểm của vải jeans

- Độ bền cao: Ban đầu vải jeans được tạo ra nhằm đáp ứng yêu cầu về độ bền, phục vụ cho các công việc lao động nặng nhọc như công nhân đào mỏ vàng... Sau nhiều lần giặt chất liệu vải không bị sờn rách và co nhăn. 

Thời gian sử dụng của vải jeans có thể lên đến 10 năm hoặc lâu hơn nếu bạn sử dụng vào bảo quản đúng cách.

- Thoáng khí: Vì được kết hợp với chất liệu cotton nên vải jeans giúp không khí dễ dàng luân chuyển hơn, mang đến cảm giác thoáng mát mẻ khi sử dụng. Ngoài ra, vải jeans còn có khả năng giữ nhiệt rất tốt.

- Tính thẩm mỹ: Vải jeans đã mang đến một biểu tượng thời trang mới đầy cá tính và cuốn hút. Những chiếc quần jeans gắn liền với hình tượng phóng khoáng, nổi loạn và tự do, giúp bạn tôn lên vẻ đẹp riêng biệt, thỏa sức thể hiện cá tính.

5.2. Nhược điểm của vải jeans

- Độ co giãn thấp: Bởi vì vải jeans có độ cứng khá cao nên dẫn đến vải khó đàn hồi và khả năng co giãn thấp, đôi khi khiến người dùng khó khăn trong việc di chuyển.

- Khả năng thoát hơi kém: Khả năng thấm hút mồ hôi của vải jeans khá kém nên các sản phẩm làm từ vải jeans thường lâu khô hơn.

6. Ứng dụng vải jeans trong đời sống sản xuất

- Thời trang: Loại vải này được sử dụng trong nhiều loại trang phục từ bình dân tới thời thượng, có thể kể đến như chân váy, quần jeans, áo khoác, áo sơ mi, thắt lưng, túi xách, giày thể thao,...

- Lĩnh vực đời sống: Được ứng dụng trong ngành sản xuất chăn ga gối đệm, có thể dùng để bọc sofa, làm rèm cửa, ghế lười...

7. Phân biệt vải jeans và vải denim

Vải jeans và denim khác nhau ở cách nhuộm, vải denim được dệt từ sợi đã được nhuộm trước đó, thường là 1 sợi trắng và 1 sợi xanh. Vải denim thường có một mặt màu xanh và mặt còn lại có màu sáng hơn. 

Vải denim ban đầu có chất liệu là 100% cotton, sau đó do nhu cầu về nhiều loại dáng quần khác nhau nên nhà sản xuất đã trộn thêm các loại sợi khác để làm tăng tính co giãn của vải. 

Còn vải jeans thì được dệt chủ yếu từ các sợi trắng, sau đó mới mang tấm vải đi nhuộm, vải jeans thì hai mặt có màu gần giống nhau.

8. Cách vệ sinh và bảo quản

- Vải jeans khá dày, có độ bền cao và rất khó rách nên nếu bạn không vệ sinh đúng cách sẽ khiến tích tụ vi khuẩn, nấm mốc gây hại cho sức khỏe.

- Khi sử dụng sản phẩm lần đầu bạn nên giặt sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất.

- Các sản phẩm làm từ vải jeans khá lâu khô nên bạn hạn chế giặt vào những ngày mưa, không sử dụng hơi nóng từ thiết bị tỏa nhiệt để làm khô vì điều này sẽ làm hỏng bề mặt và giảm tuổi thọ của sản phẩm.

Everon.com hy vọng thông qua bài viết bạn có thể hiểu hơn về vải jeans, nếu bạn là một người cá tính, yêu thích phong cách thời trang trẻ trung, năng động thì không nên bỏ qua các sản phẩm được làm từ vải jeans này nhé.

Xem thêm:

✅ Vải đũi là gì? Những thông tin cần biết về chất liệu vải đũi

✅ Vải jacquard là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng vải jacquard